Trang chủ, Liên hệ

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Nguồn nước sạch có lợi cho sức khỏe



Nước máy 
Phần lớn dân cư ở các đô thị đều đã có nước máy để sử dụng trong sinh hoạt. Chỉ cần mở vòi là đã có nước để nấu ăn, tắm rửa, giặt giũ, tưới cây cảnh, và thậm chí còn có thể rửa xe nữa


Nói chung, hầu hết các loại nước máy, dù không bao giờ được công bố chất lượng cũng đều an toàn cho sinh hoạt, ngoại trừ: ăn và uộng
Nước máy bắt nguồn từ đâu?
Phần lớn nước sinh hoạt cho các khu đô thị lớn như TP.HCM, TP Biên Hòa, thị xã Thủ Dầu Một... đều lấy từ sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị hóa như hiện nay, mối đe dọa đến chất lượng nước nguồn cung cấp cho các nhà máy nước cũng gia tăng. Ví dụ, nồng độ BOD5 trên sông Đồng Nai tại Hóa An – điểm lấy nước vào Nhà máy nước Thủ Đức – hiện ở ngưỡng 3,0 - 6,5mg/l. Dự báo trong khoảng năm năm nữa, con số này có khả năng lên tới 11,5-13,8mg/l, vượt tiêu chuẩn quy định nguồn loại A tới 2,9-3,4 lần. Tương tự, hàm lượng vi sinh, các chất dinh dưỡng từ các nguồn thải sinh hoạt cũng sẽ tăng 2-3 lần so với hiện nay.
 Nhà máy lọc nước như thế nào?
 Qua tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng lại toàn bộ quy trình công nghệ xử lý nước đang áp dụng tại Nhà máy nước Thủ Đức, trong trường hợp nước trên sông Đồng Nai tại trạm bơm Hóa An ô nhiễm hữu cơ với nồng độ BOD5 đạt 10mg/l, cho phép kết luận rằng: công nghệ hiện tại đang áp dụng tại Nhà máy nước Thủ Đức không đảm bảo yêu cầu chất lượng nước cấp đầu ra. Việc sử dụng chlorine để khử trùng nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ khiến cho các chất hữu cơ bị chlorine hóa (THMs) xuất hiện trong nước, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người sử dụng nước. (theo nội dung báo Tuổi Trẻ phỏng vấn GS.TS Lâm Minh Triết, nguyên viện trưởng Viện Môi trường và tài nguyên, ĐH Quốc gia TP.HCM) Tình trạng nước máy ở các thành phố khác liệu có khả quan hơn?
 Hệ thống đường ống có đảm bảo an toàn?
Ở các thành phố lớn, hệ thống đường ống chưa được đầu tư thoả đáng, (tại Hà Nội vẫn còn 35% ống nước hiện đang sử dụng lắp đặt từ trước năm 1970). Việc đường ống bị rò rỉ, vỡ, lắp đặt mới không đúng quy cách (chui trong đường cống thoát nước) đã dẫn đến một số khu vực nước có tạp chất, kém chất lượng như báo chí nêu trong thời gian vừa qua. Để yên tâm hơn, các nhà máy nước thường lại chọn giải pháp tiết kiệm nhất: tăng thêm hàm lượng Clorine.
Nước ăn uống - làm sao cho sạch?
Nước ăn uống phải đảm bảo không còn độc tố như chì, đồng, không có vi khuẩn, không mùi, nhưng phải đảm bảo còn đủ các khoáng chất vi lượng. Ở Việt Nam, tỷ lệ nước dùng cho ăn uống không lớn trong tổng số nước sinh hoạt hàng ngày. Nếu tất cả lượng nước máy được xử lý đạt tiêu chuẩn nước uống, các nhà máy phải thay đổi toàn bộ công nghệ, chi phí sản xuất sẽ tăng cao. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, mỗi gia đình nên tự lọc lại nước trước khi nấu ăn.
Nước Giếng
Mặc dù hệ thống nước máy đã được vận hành nhiều chục năm qua nhưng tại TPHCM còn khoảng 2 triệu người vẫn phải dùng nước giếng tự khoan. Với điều kiện hiện tại, việc phải tiếp tục dùng nguồn nước không đảm bảo này sẽ còn diễn ra trong nhiều năm tới. Các thông tin khái quát về nước dưới đây sẽ giúp cho các gia đinh sử dụng nguồn nước giếng an toàn hơn
Tổng quan
Thực tế, một phần nước máy có nguồn gốc từ các giếng ngầm (riêng tại Hà Nội là 100%) nhưng cần thấy rõ hai sự khác biệt giữa nước máy và nước giếng khoan: · Nguồn nước đầu vào được các công ty cấp nước giám sát. · Nước máy đã được xử lý thô trước khi bơm vào hệ thống cung cấp. Tuy công nghệ xủ lý nước máy ở ta chưa được hiện đại hóa, nhưng ở một mức độ nào đó đa số người tiêu dùng vẫn có thể tạm yên tâm. Trong khi đó, hầu hết các hộ sử dụng giếng khoan đều không có cơ sở để đảm bảo nguồn nước của gia đình mình. Tốt nhất, ngay sau khi khoan giếng, các hộ sử dụng nên có ít nhất 1 giấy xét nghiệm từ một cơ quan nhà nước để biết được hàng ngày mình đang ăn, uống những hợp chất gì được hút lên từ lòng đất.


 Hình minh họa: Các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm:
 Xét nghiệm cơ bản
Để biết được chất lượng nước giếng, chủ nhà nên thực hiện một số xét nghiệm cơ bản tại các cơ quan y tế địa phương:
Xét nghiệm sinh học để biết tổng số lượng vi khuẩn có trong nguồn nước (thực hiện 01 lần mỗi năm)
Xét nghiêm mức độ ô nhiễm nitrates/nitrites (mỗi năm 1 lần)
Ngoài ra, do nước giếng thường bị ô nhiễm từ hai nguồn chính (do tự nhiên và do con người), trong các phiếu xét nghiệm cũng cần để ý tới các yếu tố sau:
· Độ cứng: thường gây khô da, khô tóc, tạo vết bám trên các bề mặt bóng, và lâu ngày sẽ tạo cặn bám trong các thiết bị, đường ống
· Độ pH: nước trung tính có độ pH = 7, Nếu độ pH thấp hơn 7, nước sẽ có tính a xít, sẽ ăn mòn kim loại (đồng, chì) trong các vật liệu làm đường ống, van, vòi nước).
· Tại những khu vực nhiễm Arsen cần được xét nghiệm ít nhất mõi năm 1 lần. (Arsen trong nước uống xâm nhập vào cơ thể con người qua đường máu đến nhiều cơ quan khác. Nếu ăn uống những nguồn nước chứa hàm lượng arsen gần ngưỡng hoặc quá ngưỡng cho phép trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da, u bàng quang và nhiều bệnh liên quan đến thận, gan, phổi…)
· Nước ở những vùng thường bị nhiễm dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu (vùng trồng rau, lúa, trồng hoa và sân golf… cũng cần được xét nghiệm thường xuyên
Mùi và Màu
Những người sử dụng giếng khoan thường gặp phải hiện tượng nước có mùi, có màu làm ố quần áo, các thiết bị nhà tắm, nhà bếp.
· Nếu nước có mùi trứng thối, cần phải phân tích hydrogen sulfide và methane. · Nếu giếng có mùi tanh, có váng đỏ bám trên các vật dụng, cần xét nghiệm sắt.
 · Nếu quần áo trắng bị ố đen hoặc nâu, cần xét nghiệm mangan. Sau khi có kết quả xét nghiệm nước, ta có thể đối chiếu với các tiêu chuẩn nước uống/ nước sinh hoạt do Bộ Y tế công bố để xem cần phải xử lý loại tạp chất nào, áp dụng loại lọc nào cho thích hợp/ hiệu quả. Phương pháp xử lý nước giếng cần phải dựa trên kết quả phân tích. Một số giếng bị phèn, nhiễm màu, mùi, nước nặng cần xử lý ngay tại nguồn bơm lên. Một số tạp chất có thể xử lý tại nơi sử dụng, tùy theo mục đích. Nên lưu ý, để tiết kiệm và hiệu quả, chủ nhà nên lọc thô trước khi xử lý bằng các công nghệ mới. Thí dụ, tuổi thọ của hệ thống lọc thẩm thấu ngược sẽ dài hơn nếu nguồn nước đầu vào đã được làm mềm.
Theo dõi
Một khi đã quyết định lắp đặt một hệ thống xử lý nước giếng, cần tuân thủ tối đa những chỉ dẫn của nhà sản xuất. Ngoài ra, cũng nên định kỳ xét nghiệm lại chất lượng nước sau khi xử lý để chắc chắn rằng hệ thống của bạn hoạt động tốt. Ta có thể điều chỉnh đôi chút tùy theo chất lượng đầu ra. Việc tái xét nghiệm nếu có điều kiện, nên được thực hiện một số lần trong năm và sau mỗi lần điều chỉnh hệ thống. Ngay cả khi không lắp đặt hệ thống xử lý nào cũng cần phải làm xét nghiệm định kỳ hàng năm để so sánh, theo dõi sự biến đổi chất lượng nước qua từng năm. Còn khi đã có một hệ thống xử lý, ta cũng cần có kết quả xét nghiệm định kỳ để theo dõi chất lượng nước cũng như hiệu quả của hệ thống, xem xét việc thay phụ tùng/ ống lọc mới
Lựa chọn công nghệ xử lý
Khi chọn công nghệ, trước hết cần xem xét tính an toàn và hiệu quả. Một trong những cách đơn giản nhất để đạt cả hai tiêu chí trên là chỉ sử dụng sản phẩm đã được chứng thực bởi các cơ quan/ tổ chức uy tín trên thế giới, đặc biệt là tổ chức phi lợi nhuận NSF. Chứng thực của tổ chức này đảm bảo rằng các nhà sản xuất sử dụng các nguyên vật liệu không độc hại cho sức khỏe, và các quảng cáo/ công bố của nhà sản xuất là chính xác và không gây hiểu lầm. Mọi chứng thực của NSF đều dựa trên việc kiểm tra định kỳ và bất thường, giúp người tiêu dùng luôn yên tâm với các sản phẩm liên quan đến sức khỏe.


Tintuc